Diễn tiến hành vi người dùng khi lướt News Feed Facebook
1. Thời điểm khi hình ảnh đang chiếm lĩnh News Feed
Dựa trên cảm nhận cá nhân và kinh nghiệm cá nhân một thời viết Post Facebook chạy Lead, mìnhtạm đưa ra diễn tiến hành vi người dùng Facebook, thời điểm khi Video Content chưa phổ biến như sau:
Bước 1: Lướt Newfeeds
Bước 2: Xem hình ảnh
Bước 3: Đọc tiêu đề (hoặc phần Text trong ảnh)
Bước 4: Đọc nội dung trước “See more”
Bước 5: Đọc Comment của bài đăng
Bước 6: Click See more/ Click ảnh
Bước 7: Đọc hết bài viết
Bước 8: Tương tác: React, Comment, Share,…
Trong đó hành động “Đọc” của người dùng ở các Bước 3,4,7 có thể chia thành 2 bước nhỏ hơn: Scan tìm Keyword -> Đọc toàn bộ nội dung
Có thể nói Scan là hành vi tiêu biểu của người dùng Facebook nói riêng và người dùng Internet nói chung. Họ rất lười đọc. Họ chỉ lướt, Scan, lướt, Scan và chỉ dừng lại khi bắt gặp keyword hay hình ảnh thu hút sự chú ý, đó là cách mà người dùng “đối xử” với nội dung Online.
Vì vậy kinh nghiệm của người viết Content chính là việc Highlight (viết hoa, thêm emotion/icon) những keyword quan trọng nhằm thu hút người dùng. Đặc biệt với những bài Post có phần Copy (chữ) dài, cần phân chia + giãn cách dòng + đặt tiêu đề phụ (viết hoa tiêu đề phụ) cho từng phần. Điều này tạo cảm giác nội dung ngắn lại, giúp cho người đọc đỡ ngán và nhanh chóng capture (lĩnh hội) được nội dung tiêu biểu nhất của mỗi phần.
2. Sự thay đổi khi Video Content phổ biến
Giữa Video và Photo, sự khác biệt liên quan tới trải nghiêm người dùng Facebook chính là: Việc lĩnh hội nội dung của một bức ảnh sẽ nhanh hơn và dễ hơn rất nhiều so với việc xem một Video.
Cụ thể hơn, trong 1-3 giây (là thời gian trung bình để người dùng đánh giá một nội dung trên Newfeed trước khi lướt qua), việc xem 1 bức ảnh và quyết định có tìm hiểu tiếp hay không sẽ dễ dàng và nhanh hơn nhiều so với Video.
Với Video, phần lớn người dùng sẽ xem 3 giây đầu và quyết đinh việc “Xem Tiếp” hay “Lướt Qua”. Tuy nhiên, ở đây lại phát sinh vấn đề nữa liên quan đến tâm lý cơ bản con người. Đó là tâm lý “SỢ BỎ LỠ” (đoạn đầu nhìn nhảm nhảm nhưng lỡ đoạn cuối có gì hay ho thì sao, liệu có nên lướt qua không khi mình mới chỉ xem có mấy giây đầu?)
Điều này dẫn đến sự điều chỉnh mới trong diễn tiến hành vi, đó là việc người dùng đọc Comment để đánh giá tính hấp dẫn/ hữu ích của Video ngay sau 2-3 giây đầu xem Video. Comment tích cực, xem tiếp. Comment tiêu cực, bỏ qua.
Với việc Video Content ngày càng phổ biến, hành vi đọc Comment ngay sau khi dừng lại xem nội dung ngày càng phổ biến và dần ảnh hưởng đến tất cả các thể loại nội dung khác ngoài Video. Đặc biệt khi Facebook ưu tiên hiển thị những Comment của Friend trước
Ví dụ: Anh B là bạn chị A. Anh B comment vào Clip X. Khi chị A lướt và “vô tình” thấy Clip X, Facebook sẽ ưu tiên hiển thị comment của anh B cho chị A đọc. Hoặc, có thể thấy rõ điều này từ sở thích đọc “Top Comment” của nhiều người khi bắt gặp những nội dung từ Fanpage cộng đồng.
Việc ưu tiên hiển thị “Top Comment” hay “Friend‘s Comment” cũng chính là thủ thuật để Facebook tăng sự tò mò của người dùng với nội dung, thôi thúc người dùng xem tiếp, đọc tiếp. Từ đó, ở lại Facebook lâu hơn nữa.
3. Là Marketer, bạn nên làm gì để tối ưu hiệu quả nội dung?
Với mô hình diễn tiến hành vi người dùng trước đây (khi nội dung chủ yếu là hình ảnh), người làm Marketing tập trung vào tối ưu theo thứ tự:
Bước 1: Tối ưu hình ảnh (tìm ảnh đẹp, độc)
Bước 2: Tối ưu tiêu đề (hoặc phần Text trong ảnh, liên quan đến Typography)
Bước 3: Tối ưu nội dung trước See more
Bước 4: Tối ưu toàn bộ nội dung bài viết
Bước 5: Tối ưu Call to action cuối bài viết
Việc Seeding Comment không được coi trọng quá nhiều. Tuy nhiên khi việc đọc Comment trước khi xem nội dung ngày càng phổ biến, việc Seeding Comment cho bài Post ngày càng được đầu tư bên cạnh 5 bước trên. Từ việc xây dựng danh sách account Facebook ảo, kịch bản Comment cho đến việc sử dụng tool tạo Comment.
Với một số Page cộng đồng, đó là việc hợp tác với những người thường xuyên lấy Top Comment. (Ví dụ như trước đây có anh chàng Trần Đại Ngư. Hoặc ngoài lề Facebook, trên VN Express có David Tèo, Sơn Tùng (phỏng đoán cá nhân))
No Comments